Sỏi thận là bệnh thường gặp của đường tiết niệu. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không triệu chứng. Nếu sỏi thận không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây biến chứng thận ứ nước, nhiễm khuẫn .. dẫn đến tổn thương thận không thể hồi phục.

17/1/19

Sau đặt ống thông DJ niệu quản

Không có nhận xét nào :

Ống thông niệu quản là gì?

Ống thông niệu quản (ureteral stent)
Ống thông niệu quản là một ống đặc biệt được đặt trong niệu quản (một ống đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang).

Ống thông niệu quản được làm bằng nhựa dẻo, có chiều dài trong khoảng từ 22 đến 30 cm (ống dành cho người lớn), kéo dài từ thận tới bàng quang, với hai đầu cuộn tròn hình chữ J để giữ ống đúng vị trí. Mục đích của ống này là giúp cho nước tiểu đi qua niệu quản dễ dàng. Ống thông niệu quản làm giảm nguy cơ tắc nghẽn do niêm mạc phù nề, sỏi hay có cục máu đông. Ống giúp niệu quản mau lành sau phẩu thuật và phòng ngừa biến chứng. Ngoài ra, ống thông niệu quản cũng có tác dụng giúp cho những mảnh sỏi nhỏ dễ thoát ra ngoài sau phẩu thật.
Thông thường, sau khi phẫu thuật sỏi thận, bác sĩ đặt một ống trong đường tiểu của bạn. Bác sĩ để một sợi dây được cột với ống thông để lấy ống ra dễ dàng hơn sau mổ. Bạn sẽ thấy một sợi dây treo ngoài lổ tiểu. Bác sĩ có thể dán sợi dây này ở chân hay vùng bụng bưới. Nếu bạn có sợi dây này, hãy giữ nó cẩn thận không để dây bị kéo căng nếu không thì ống sẽ bị lệch vị trí

Ống thông niệu quản có thể nằm trong cơ thể bao lâu?

Thông thường ống có thể lưu từ 4 đến 7 ngày sau phẫu thuật, có khi lâu hơn. Thỉnh thoảng ống cũng được đặt trước phẩu thuật để giải phóng tắc ngẽn do sỏi hoặc hẹp niệu quản.

Khi nào thì lấy ống ra?

Bác sĩ sẽ lấy ống thông niệu quản trong phòng thủ thuật:
  • Đối với ống không dây, bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc gây tê tại chổ vào ống dẫn tiểu (niệu đạo) của bạn. Bác sĩ sử dụng một máy nội soi để gắp ống trong bàng quang và nhẹ nhàng đưa nó ra ngoài. 
  • Nếu ống thông niệu quản có dây được đặt trong người bạn, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ lấy ống ra bằng cách kéo nhẹ nhàng sợi dây và lấy ống ra ngoài cơ thể. Người bệnh cũng có thể tự mình lấy ống này trong cơ thể ra ngoài. Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào và bao lâu thì lấy ống ra. 

Làm gì khi ống không đúng vị trí?

Ống thông niệu quản thường không thể tự rơi ra. Tuy nhiên, nếu ống bị rơi ra, bạn có thể đi tiểu không tự chủ.
Mặc dù không nguy hiểm nhưng bạn cũng nên liên lạc với bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu để kiểm tra lại. Nếu ống bị rơi ra bạn sẽ được bác sĩ lấy ra hoặc đặt lại.

Những khó chịu sau khi đặt ống?

Ống thông được thiết kế một cách đặc biệt cho phép mọi người cảm thấy gần như bình thường khi mang trong người. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng nếu bạn cảm thấy ống khi di chuyển. Điều đó là rất phổ biến. Ví dụ, bạn cảm nhận thấy ống khi bạn di chuyển từ ngồi sang đứng hoặc khi bạn vận động. Quan trọng là các khó chịu này không gây nguy hiểm. Các tác dụng phụ này bao gồm:

Khó chịu và đau:

  • Thường có cảm giác nặng ở vùng lưng và háng.
  • Đau hoặc nhiều ở vùng lưng khi đi tiểu do gia tăng áp lực trong thận khi bàng quang co bóp và nước tiểu ngược dòng lên niệu quản. 

Triệu chứng nhiễm trùng tiểu

  • Có máu trong nước tiểu là bình thường khi có đặt ống. Uống nhiều nước sẽ giúp giảm hình thành cục máu đông. 
  • Cảm giác bỏng rát trong quá trình đi tiểu và khi di chuyển.

Co thắt cơ bàng quang (cảm giác đau vùng chậu).

Tiểu không tự chủ:

  • Tiểu gấp (phải đi tiểu ngay) và tiểu nhiều lần (gần như đi tiểu liên tục). 
  • Không có khả năng giữ lại nước tiểu trong thời gian đi vệ sinh. 
  • Cám giác nước tiểu không hết trong bàng quang. 

Buồn nôn và thỉnh thoảng nôn.

Triệu chứng này thường xuất hiện sau một đến hai ngày, nhưng có thể kéo dài cho đến khi rút ống , giảm khi uống thuốc theo toa của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết nếu ống làm cho bạn khó chịu.

Bạn nên làm gì?

Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên nhớ:
  • Uống nhiều nước.
  • Uống thuốc giảm đau và các thuốc khác để giảm khó chịu sau khi đặt ống.
Các khó chịu liên quan đến cuộc sống hằng ngày ?
Các khó chịu do đặt ống thông có thể làm gián đoạn các hoạt động bình thường trong vài ngày. Sau đó các tác dụng phụ này thường giảm và người bệnh có thể tiếp tục các hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian này, nó sẽ giúp bạn đi vê sinh đễ dàng.

Hoạt động thể chất và thể thao

Bạn có thể làm các hoạt động thể chất cùng với ống này. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy một số khó chịu ở vùng bụng và lưng, giống như có máu vào nước tiểu khi bạn vận động. Cân nhắc các hoạt động mạnh nếu nước tiểu có nhiều máu và đau không kiểm soát được khi dùng thuốc.

Hoạt động công việc

Bạn có thể tiếp tục làm việc bình thường với ống đặt trong cơ thể. Nếu bạn làm việc có nhiều hoạt động thể chất, bạn có thể cảm thấy khó chịu nhiều. Thỉnh thoảng tác dụng phụ của ống như triệu chứng đi tiểu hoặc đau, có thể làm cho bạn mệt.

Đời sống xã hội

Sự xuất hiện của ống không ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Nếu bạn có các triệu chứng tiểu gấp và tiểu nhiều lần, bạn có thể phải đi vệ sinh thường xuyên hơn.

Quan hệ tình dục

Nếu bác sĩ có đặt ống với một sợi chỉ trong cơ thể hoặc treo ở niệu đạo, bạn không nên hoạt động tình dục vì ống có thể bị rơi ra. Nếu không có sợi chỉ, bạn có thể động tình dục; Tuy nhiên, ống có thể làm tăng sự khó chịu khi có hoạt động tình dục.
Du lịch
Bạn có thể đi du lịch, tuy nhiên hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn trước. Hãy chắc chắn tình trạng sức khỏe của bạn cho phép bạn đi du lịch

Nguy cơ nhiễm khuẩn niệu?

Ống thông không làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Thực ra, nó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Nếu bạn dùng que kiểm tra nước tiểu, kết quả gợi ý nhiễm trùng khi có các tế bào bạch cầu và tế bào hồng cầu hoặc phản ứng nitrit dương tính.
Nước tiểu có ít máu rất thường gặp và không gây nguy hại gì.

Khi nào bạn cần gọi bác sĩ?

Bạn nên gọi bác sĩ khi:
  • Sốt hơn 100oF hoặc 37,8o C hoặc lạnh run. 
  • Không giảm đau sau khi dùng thuốc. 
  • Không thể ăn hoặc uống. 
  • Có nhiều máu trong nước tiểu, màu đỏ sốt cà chua. 
  • Có cục máu đông trong nước tiểu. Cục máu đông có thể làm bạn khó tiểu. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn tiểu khó hoặc bàng quang đầy. 
Sau mổ, trong nước tiểu thường sẽ có ít máu. Màu của nước tiểu có thể thay đổi từ hồng nhạt đến đỏ, và cũng có thể có màu nâu. Một số thuốc làm giảm nóng rát đường tiểu có thể thay đổi màu sắc nước tiểu thành màu cam hoặc màu xanh.

ThS. BS Nguyễn Tân Cương

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét