Sỏi thận là bệnh thường gặp của đường tiết niệu. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không triệu chứng. Nếu sỏi thận không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây biến chứng thận ứ nước, nhiễm khuẫn .. dẫn đến tổn thương thận không thể hồi phục.

2/12/18

Hệ tiết niệu hoạt động như thế nào?

Không có nhận xét nào :
Hệ tiết niệu
Thận có kích thước khoảng 1 nắm tay, có chức năng điều hòa dịch và các chất trong cơ thể. Mỗi người có hai quả thận nằm ở sau lưng cạnh cột sống, dưới gan, dạ dày và tuyến tụy. Thận, niệu quản và bàng quang là các thành phần của đường tiết niệu. Trong cơ thể hệ thống thận niệu tạo ra nước tiểu, vận chuyển và chứa đựng nước tiểu.
Chức năng lọc máu của thận
Chức năng chính của thận là lọc máu, những chất thải sẽ trở thành nước tiểu, được đưa xuống niệu quản vào bàng quang. Nước tiểu được tống xuất ra khỏi cơ thể qua ống dẫn niệu đạo. Thận còn kiểm soát nồng độ các chất điện giải như muối, kali và canxi trong máu.

Sỏi kẹt niệu quản
Sỏi được hình thành trong thận, và thỉnh thoảng di chuyển xuống niệu quản. Niệu quản là các ống dẫn từ thận xuống bàng quang. Nếu sỏi rời khỏi thận và kẹt ở niệu quản, được gọi là sỏi niệu quản.

ThS. BS Nguyễn Tân Cương

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét