Sỏi thận là bệnh thường gặp của đường tiết niệu. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, không triệu chứng. Nếu sỏi thận không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây biến chứng thận ứ nước, nhiễm khuẫn .. dẫn đến tổn thương thận không thể hồi phục.

20/12/18

Tán sỏi ngoài cơ thể

Không có nhận xét nào :
Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể (SWL) được dùng để điều trị sỏi thận và niệu quản. Sóng xung động được tập trung vào sỏi bằng cách định vị với tia X hoặc siêu âm để phá sỏi. Sóng xung động bắn liên tục vào sỏi làm sỏi vỡ thành nhiều sỏi nhỏ. Những mảnh sỏi này di chuyển, đi ra theo đường tiểu trong vài tuần.
Do sóng xung động có thể gây khó chịu cho người bệnh, nên khi làm thủ thuật cần phải có phương tiện kiểm soát đường thở. Trong một số trường hợp cần phải tiền mê, cho người bệnh uống hoặc tiêm thuốc an thần trước khi tán sỏi. SWL không hiệu quả với sỏi cứng, như cystine, vài loại sỏi canxi oxalat và canxi phosphat, hoặc sỏi kích thước lớn.
Theo dõi tán sỏi trên màn hình tăng sáng
Với SWL, bạn có thể về nhà trong ngày làm thủ thuật. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường trong khoảng 2-3 ngày. Bạn cũng cần dùng một dụng cụ lọc lấy sỏi khi tiểu ra. Những sỏi nhỏ này sẽ được đem đến phòng xét nghiệm phân tích sỏi.
Mặc dù SWL được dùng rộng rãi và được xem là rất an toàn, SWL vẫn có những biến chứng. Bạn có thể thấy máu trong nước tiểu trong vài ngày sau tán sỏi. Hầu hết sỏi ra mà không cảm thấy đau. Những mảnh sỏi lớn hơn có thể kẹt ở niệu quản, gây đau và có thể cần phải dùng một loại phẫu thuật khác để lấy sỏi.

Ngày nay, tán sỏi ngoài cơ thể dễ thực hiện và hiệu quả hơn.

ThS. BS Nguyễn Tân Cương

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét